Dạo này tui ghiện National Geographic (mà ít nhiều đã dẫn đến hội chứng Tanzania đó đó).
Ngoài những tiết mục hết sức thú vị về đủ loài sinh vật trên cõi đời, nó cũng có những chương trình như History's Secrets hết sức quải đạn =))
Tui không sao hiểu được niềm đam mê của các bác đó khi cặm cụi tìm hiểu cái chết của một ông nào đó không hề quen biết. Mà vì nó xưa lơ xưa lắc rồi nên chỉ có mỗi cuộn băng ghi hình đen trắng mờ nhách và vài bản ghi chép. Vậy mà mấy bác cũng ráng tìm cách xác định xem ông kia bị bắn bao nhiêu phát đạn bằng cách dùng công nghệ cao gì đó phân tích âm thanh, rồi chứng minh rằng ông đó bị bắn nhiều hơn một phát, trong đó chắc phải có một phát nằm ngay dưới nách, một phát ngay eo gần xương chậu và một phát sau đầu sát kế bên lỗ tai. Cuối cùng họ kết luận rằng: Tất cả là giả thiết!
Vẫn chưa thấy gì liên quan đến tựa đề bài.
Vui ở chỗ là ngay sau khi tui cảm thấy mình thiệt rảnh hơi ngồi lóng tai lên nghe cái nghiên cứu cao siêu đó của CIA, nó có ngay một đoạn làm tui thích thú. Nó nói về sự nhột.
Có 2 loại nhột:
- Nhột sơ sơ (tên gọi khoa học là knismesis mà thật ra lúc coi tui lo tập trung nghe nên không nhớ nổi cái chữ này, phải google mới có đó): xảy ra khi có sự di chuyển rón rén trên bề mặt da, ví dụ như côn trùng hay con gì đó bò trên tay chân đùi bụng... Có vẻ như chỉ có con người mới cảm giác nhột kiểu này, mấy con khác thì không (nó nói nhanh quá nên tui cũng không chắc là điều này chắc chắn bao nhiêu phần trăm).
- Nhột quằn quại (gargalesis): xảy ra khi lặp đi lặp lại sự tác động lên những vùng nhột nhẹ với cường độ mạnh hơn. Cái này thì có nghiên cứu cho rằng con chuột cũng biết nhột.
Nó giải thích tại sao người ta chọt mình thì nhột mà mình tự chọc léc thì không nhột. Nó đồn là cảm giác nhột có được thì cần một lượng bất ngờ nhất định. Và cũng liền có người cặm cụi ngồi nghiên cứu cố chứng minh điều này. Kết quả đưa ra là não chúng ta có cơ chế phân biệt cảm giác tự mình gây ra với cảm giác do người khác tác động.
Hèn chi tui tự chọc léc cũng thấy nhột -.-
Cái năm 20 ấy năm gì…
3 years ago
0 comments:
Post a Comment